Việc sở hữu bản quyền phát sóng các trận đấu World Cup luôn khiến các nhà đài tại Việt Nam phải đau đầu. Mức giá sở hữu bản quyền giải đấu cấp đội tuyển quốc gia lớn nhất hành tinh đã tăng phi mã theo thời gian. ThinhTV tổng hợp những diễn biến mới nhất liên quan đến bản quyền World Cup năm nay trong bài viết này.
Điều mà khán giả đặc biệt quan tâm trước mỗi giải đấu bóng đá lớn đó là bản quyền truyền hình. Và World Cup cũng không phải ngoại lệ. Gói bản quyền World Cup trên toàn thế giới thuộc quyền sở hữu Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA). Và ở mỗi khu vực, FIFA lại có một đại lý khác nhau để thay mặt rao bán cho các nước của khu vực đó. Mới đây, đại lý sở hữu bản quyền World Cup 2022 của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã sang Việt Nam và có cuộc làm việc với một số đài cũng như đơn vị truyền thông trong nước. Tại các buổi làm việc gần đây. Đại lý này đã đưa ra giá bán cho thị trường Việt Nam với con số gây sốc: 15 triệu USD (hơn 350 tỉ đồng).
Trước tình thế này, các đài truyền hình Việt Nam đang có ý tưởng thiết lập liên minh để cùng đàm phán mua bản quyền World Cup 2022. Sau đó sẽ cùng khai thác thương mại, quyền lợi của mỗi đơn vị sẽ tùy thuộc vào số tiền mà đơn vị đó bỏ ra.
Sẽ không có chuyện mua bằng mọi giá.
World Cup 2022 diễn ra tại Qatar từ ngày 21/11 đến 18/12. Tại thời điểm này, chưa đơn vị nào tại Việt Nam sở hữu được bản quyền. Vì giá được hét quá cao. Tiềm lực tài chính của nhiều nhà đài đã không còn dồi dào như trước. Họ đã quyết định đứng sang một bên. Một số đơn vị khác vẫn muốn mua nhưng không thể cáng đáng nổi một cách độc lập. Do đó, các đơn vị đã thảo luận và quyết định cùng chung vốn để mua “miếng bánh” bản quyền. Sau đó sẽ cùng khai thác thương mại, quyền lợi của mỗi đơn vị sẽ tùy thuộc vào số tiền mà đơn vị đó bỏ ra.
Nếu đơn vị nào bỏ nhiều tiền hơn, sẽ được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Nếu số tiền như nhau thì được quyền khai thác như nhau. Nhưng dù số tiền mỗi đơn vị là bao nhiêu thì chủ trương chung được các bên nhất quán sẽ không mua với giá như đối tác chào mời.
Tiếp tục giữ đàm phán cho một mức giá hợp lý.
Theo thông tin được ThinhTV sưu tầm được. Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra : “Mẫu số chung của nhiều nước trên thế giới là các đơn vị truyền thông của nước đó cùng bắt tay nhau để mua bản quyền, ví dụ như Thái Lan cách đây 4 năm, True Vision và Amarin TV đồng sở hữu bản quyền phát sóng World Cup 2018 với sự tài trợ của 9 doanh nghiệp Thái Lan. Hay Singapore, cùng lúc có 3 tập đoàn viễn thông gồm Singtel, StarHub, Mediacorp chung tay mua bản quyền phát sóng World Cup 2018, thay vì lao vào cuộc đua độc quyền như trước. Việt Nam cũng đang áp dụng cách thức này vì biết rằng nếu đua độc quyền sẽ thất bại. Thú thật là khi đối tác phát giá, chúng tôi ngỡ ngàng và có phần “hốt hoảng”.
“Tuy nhiên, khi gặp gỡ đại lý của FIFA, chúng tôi đã rất nghiêm túc đặt vấn đề là có thiện chí muốn mua bản quyền với cái giá khác, thấp hơn giá chào hàng. Nhưng đối tác tỏ ra khá cương quyết, chưa có ý định giảm giá”.
Chờ đợi…
Ở khu vực Đông Nam Á, hiện tại đã có một số nước như Indonesia. Brunei, Campuchia, Malaysia và Philippines đã tuyên bố sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2022.
Quay trở lại 4 năm trước, câu chuyện bản quyền truyền thông World Cup 2018 trở thành đề tài thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Đại lý của FIFA cũng hét giá rất cao, hành trình đàm phán giữa Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với đại lý này diễn ra khá căng thẳng trong một khoảng thời gian dài. Chỉ đến khi World Cup 2018 chuẩn bị được khởi tranh. VTV mới tuyên bố sở hữu bản quyền phát sóng giải đấu này nhưng với sự hỗ trợ của 2 doanh nghiệp lớn trong nước.
Việt Nam là quốc gia cuối cùng trong khu vực sở hữu bản quyền giải đấu năm đó. Mức phí được cho vào khoảng 5 triệu USD.